top of page
  • Facebook
  • Instagram
  • Youtube
Lá chuối

CÁC LOẠI CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM CÓ TẠI TẬP ĐOÀN SỨC KHỎE VIỆT

  • CÂY RAU MÁ

Loại cây này, trong dân gian còn sử dụng để điều trị chứng bệnh như: say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường. Còn trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

1. Rau má là gì ?

Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:

  • Rễ cây rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.

  • Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.

  • Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.

  • Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.

  • Quả có hình mắt lưới dày đặc, chỉ sau khoảng 45 ngày là thu hoạch và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

 

2. Rau má có tác dụng gì?

Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má.

Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:

Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thầnbệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.

3. Ăn rau má như thế nào thì tốt ? Liều dùng bao nhiêu là đủ ?

Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

  • Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.

  • Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp

rau ma.png

4. Một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má chữa bệnh.

  • Giải nhiệt chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt...: Sử dụng 30-100g rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày. Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.

  • Vàng da do thấp nhiệt: Lấy 30-40g rau má, 30g đường phèn, sắc uống.

  • Tiểu tiện ra máu: chuẩn bị ích mẫu thảo và rau má mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

  • Bệnh sởi: chuẩn bị 30-60g rau má, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu.

  • Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): lấy 30g rau má sắc với uống với nước gạo.

  • Sốt xuất huyết: Sử dụng 30-100g rau má tươi sắc uống có thể thêm cỏ mực.

  • Táo bón: Lấy 30g rau má giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.

  • Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Lấy rau má và vỏ quả cau sắc uống. Có thể pha thêm một chút rượu thì hiệu quả càng cao.

  • Hành kinh đau bụng đau lưng: Sử dụng rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con ( tương đương khoảng 30g)

  • Lưu ý: Khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn thì tránh lạm dụng rau má.

Rau má là loại rau vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của loại rau này, chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau má (SKV ghi nhớ).

Tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm sóc từng loại cây giúp chúng ta canh tác thuận lợi, có được cây trồng phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Rau má là loại cây được trồng để lấy thân, lá sử dụng làm nguyên liệu cho món ăn, hay là nguyên liệu cho những bài thuốc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của con người hiệu quả. Tìm hiểu một cách chi tiết về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau má giúp chúng ta chủ động trong việc canh tác, có được diện tích canh tác chất lượng, thu hoạch năng suất tốt.

Điều kiện để trồng rau má

Điều kiện để trồng rau má

Mỗi loại cây lại có những yêu cầu riêng về điều kiện trồng trọt thực tế. Đáp ứng đầy đủ là cách giúp chúng ta tạo điều kiện cho mỗi loại cây trồng phát triển tốt. Đối với cây rau má thì điều kiện trồng cần đảm bảo:

  • Đặc điểm của trồng rau má là khá nhạy cảm với chính điều kiện thời tiết. Bởi thế, chúng ta cần biết về đặc tính để tìm ra được điều kiện trồng, canh tác là thích hợp nhất. Trong điều kiện mưa nhiều, hay sương mù, nắng nóng thường xuyên ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất của rau má.

  • Cây rau má là loài ưa sáng, bởi thế cần chú ý tới việc cung cấp đầy đủ ánh sáng, trồng ở nơi dễ dàng đón ánh nắng mặt trời phù hợp, vừa phải.

  • Thời vụ trồng rau má có thể tiến hành quanh năm, tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất nên cân nhắc là vào khoảng cuối mùa mưa.

 

Hướng dẫn làm đất trồng rau má

Tuân thủ mọi kỹ thuật, mọi yêu cầu trong trồng và chăm sóc giúp cây rau má có khả năng phát triển tốt, toàn diện và đem lại năng suất như ý. Trước khi trồng việc làm đất cần được tiến hành với những tiêu chuẩn riêng.

  • Rau má phát triển tốt trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất thịt pha cát, đất tơi xốp là thích hợp nhất.

  • Đất trồng cần được cày xới, làm cỏ, diệt mầm bệnh kỹ lưỡng và đầy đủ. Kết hợp tưới nước và băm đất thật nhỏ, đảm bảo độ tơi xốp cần thiết trước khi canh tác.

  • Tiến hành làm luống có chiều rộng khoảng 5 – 8m, mương có chiều rộng từ 2.5 – 3m là hợp lý, đồng thời độ sâu của mương tiêu chuẩn là 1.2 – 1.2m. Luống lên theo kiểu cuốn chiếu để đưa được tầng đất mặt lên phần mặt luống.

  • Trước thời điểm trồng rau má khoảng 7 – 10 ngày cần tiến hành bón lót đầy đủ nhằm tăng độ tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Bên cạnh dó việc rắc vôi bột cũng cần tiến hành giúp đảm bảo loại bỏ mọi mầm bệnh xuất hiện.

  • Quá trình làm đất cần đảm bảo khả năng thoát nước cho luống hiệu quả, từ đó tránh tình trạng ngập úng trong quá trình canh tác loại cây này.

rau ma2.png

Các bước trồng rau má má đúng kỹ thuật

Trồng rau má bằng hạt là phương pháp chủ yếu được áp dụng. Tiến hành qua vài bước đơn giản, dễ dàng thực hiện giúp việc gieo hạt, trồng cây con được thực hiện tốt. Trong đó các bước chính cần tiến hành chính là:

  • Hạt rau má có khả năng nảy mầm dễ dàng, nhanh chóng nên không cần phải tiến hành ngâm. Sử dụng hạt rau má sau khi mua tại cửa hàng hạt giống uy tín gieo trực tiếp lên luống đã làm đất trước đó. Đảm bảo gieo hạt đều tay, tránh tình trạng chỗ quá dày chỗ quá mỏng sau khi mọc thành cây con. Chúng tra có thể tiến hành rạch từng hàng thẳng trên mặt luống và tiến hành gieo hạt.

  • Sau khi hạt đã được gieo xuống chúng ta tiến hành tưới nước nhẹ nhàng nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho đất.

  • Việc tưới nước sau khi hoàn thành lúc này chúng ta phủ một lớp đất mỏng, hoặc một lớp tro trấu lên trên đảm bảo hạt không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào khi chưa nảy mầm. Sau khi gieo hạt xong có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị giúp phòng trừ sâu, kiến, hay dế,… ăn hạt gây hại.

  • Thực hiện việc tưới phun nước lên trên bề mặt đất trên cùng vừa gieo. Nó giúp việc giữ ẩm cho luống đã canh tác hỗ trợ giúp hạt rau má nhanh chóng nảy mầm.

  • Tiến hành phủ rơm, rạ lên mặt luống trong khoảng từ 3 – 5 ngày đầu sau khi gieo hạt. Đây là cách giúp giữ độ ẩm cho đất lâu dài hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho hạt rau má nảy mầ

rau ma3.png

Hướng dẫn chăm sóc cây rau má khi trồng

Hạt rau má sau khi gieo khoảng 1 tuần lúc này hạt sẽ nảy mầm thành cây con. Lúc đó việc chú ý chăm sóc đúng cách, kỹ lưỡng khi trồng rau má là tiêu chuẩn cơ bản cần được đảm bảo. Khi chăm sóc hiệu quả tạo điều kiện cho cây rau má phát triển tươi tốt, cho thu hoạch chất lượng với năng suất cao.

  • Tưới nước: Yêu cầu cần tiến hành tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát với lượng vừa đủ, sử dụng nước sạch. Đối với những ngày có mưa cần cân nhắc việc ngừng tưới, thoát nước cho luống trồng. Tuyệt đối không để tình trạng ngập úng có thể khiến cây bị thối rễ, chết ảnh hưởng tới năng suất khi thu hoạch.

  • Tỉa cây: Vào thời điểm cây trồng được khoảng 2 tuần tuổi lúc này nên tỉa bớt ở những khu vực cây mọc quá dày. Duy trì mật độ vừa phải giúp cây rau má có được điều kiện để phát triển lý tưởng nhất.

  • Làm cỏ: Thực hiện làm cỏ đều đặn, thường xuyên, đặc biệt là vào mỗi đợt bón thúc. Làm sạch cỏ giúp cây rau má có không gian phát triển, tránh tình trạng bị tranh chấp chất dinh dưỡng.

Quy cách bón phân cho cây rau máu

Quy cách bón phân cho cây rau máu

Bón phân là yêu cầu cơ bản khi chăm sóc, canh tác bất kì loại cây trồng nào. Với từng giống cây khác nhau việc lựa chọn phân bón và cách bón có những tiêu chuẩn, những yêu cầu riêng. Trong đó, việc bón phân khi trồng rau má cần thực hiện đầy đủ với bón lót và bón thúc trong từng thời điểm, từng giai đoạn thích hợp.

Bón lót

Quá trình bón lót chúng ta sử dụng 50 – 70kg/ 1000m2 với phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1 và kết hợp cùng vôi bột. Thực hiện bón lót trong quá trình làm đất giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường độ tơi xốp cho đất khi canh tác.

Bón thúc

  • Lần 1: Tiến hành bón thúc vào khoảng thời gian sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày với 15 – 20kg/ 1000m2 bằng phân NPK Hà Lan 15-15-15+TE.

  • Lần 2: Thời điểm tiến hành bón thúc lần 2 là thời điểm sau khi trồng khoảng 20 ngày bằng 15 – 20kg/ 1000m2 phân bón NPK 15-15-15+TE.

  • Lần 3: Sau khoảng 40 ngày sau khi trồng chúng ta bón thúc lần thứ 3 với phân bón NPK Hà Lan 15-15-15+TE. khoảng 15 – 20kg/1000m2.

  • Lần 4: Thời điểm thực hiện khoảng 50 ngày sau khi trồng bằng 15 – 20kg/ 1000m2 phân NPK Hà Lan 15-15-15+TE.

Yêu cầu trong phòng trừ sâu bệnh khi trồng rau má

  • Rau má khi trồng thường xuất hiện một số loại sâu hại như sâu gặm lá, sâu đỏ, sâu ăn tạp,… Đây là những loại sâu hại xuất hiện chủ yếu vào thời điểm mùa khô. Bởi thế, thường xuyên kiểm tra ruộng trồng, sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng và thích hợp để loại bỏ sâu bệnh cần tiến hành ngay khi phát hiện. Qua đó ruộng rau má tránh được những tác động tiêu cực.

  • Bên cạnh đó, một số loại bệnh gây hại cho loại cây trồng này chủ yếu là bệnh đốm lá, rỉ sắt,… Kiểm tra ruộng trồng, làm cỏ thường xuyên, xử lý bệnh ngay khi xuất hiện bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng cần được chú ý. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh chúng ta có thể cân nhắc áp dụng phương pháp riêng để bảo vệ cho diện tích trồng rau má ở mức tốt nhất.

Lào Cai đã hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, trồng các loại cây dược liệu là một lợi thế.

Do vậy, Tập đoàn SKV hãy phát huy lợi thế nông nghiệp, hiện nay tỉnh Lào Cai đã hình thành;

- Vùng trồng cây dược liệu diện tích đạt trên 3.584 ha, sản lượng đạt 18.200 tấn tươi tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa. Trong đó riêng cây Atiso chiếm trên 70% sản lượng, ngoài ra còn có các cây dược liệu khác như: Xuyên khung, đương quy, y dĩ, sa nhân, cát cánh, tam thất, cây Quế, rau má, Đỗ trọng, Sinh địa, Độc hoạt, Bạc hà, cây xả ….

  • CÂY TÍA TÔ

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ bạc hà Lamiaceae. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và vùng cao nguyên Ấn Độ. Cây tía tô được trồng ở bán đảo Triều Tiên, Nam Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ như một loại cây rau gia vị phổ biến.

Tía tô được phân loại theo các quốc gia như tía tô Hàn Quốc, tía tô Nhật Bản, tía tô Trung Quốc, tía tô Việt Nam...

Tía tô có mùa đặc trưng và có thể ép lấy tinh dầu. Các loại tía tô khác nhau được sử dụng theo truyền thống của người dân địa phương. Lá tía tô được sử dụng như một loại rau và hạt cung cấp dầu ăn bổ dưỡng. Ở Nhật Bản có nhiều nhà máy và khu nông nghiệp trồng rộng rãi tía tô và chế biến được sử dụng làm thuốc giải độc.

Xuất hiện phố biến, cây thường cao 0,5-1m. Đặc điểm của lá là mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc ở đầu cành, thường có màu trắng hay tím. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao. Ngoài ra lá tía tô của Triều Tiên hay Nhật Bản có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu.

Cây tía tô có nhiều công dụng được y học đánh giá cao với sức khỏe con người dưới dạng bài thuốc hoặc tham gia vào món ăn. Hầu hết các bộ phận của nó đều có thể dùng được. Các phần như cây,gồm lá, cành (thu hoạch khi đã hết lá), quả người ta có thể dùng hoặc làm khô. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh, giải cảm, tăng miễn dịch, phòng chống bệnh theo mùa…

 

Giá trị dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô

- Năng lượng: 25 kcal

- Tinh bột: 3,5g

- Canxi: 170mg

- Sắt: 3,2mg

- Nước: 89g

- Chất xơ: 3,6g

- Photpho: 18,3mg

- Vitamin C: 13mg

- Và một vài dưỡng chất cần thiết khác

rau tia to.png

Tác dụng

  • Giảm thiểu lượng Cholesterol xấu

      Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa rất nhiều Omega 3, một chất quan trọng có khả năng chống oxy hóa cao và trung hòa được lượng Cholesterol xấu trong máu. Từ đó giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Như đã đề cập ở trên, lá tía tô có khả năng trung hòa lượng Cholesterol xấu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, trong lá tía tô có chứa các hoạt chất chống oxy hóa cao sẽ giúp ngăn chặn hình thành các mảng bám ở động mạch, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh.

  • Tác dụng chống trầm cảm

       Một tác dụng của lá tía tô mà không nhiều biết đến đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa hoạt chất dopamine có khả năng làm hưng phấn, giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Ngoài ra dopamine còn kích thích trí não hoạt động, tối ưu các tổ chức não tốt hơn.

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

       Hàm lượng Vitamin C cao trong tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hai khác.

  • Giảm tình trạng đau bụng

       Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.

  • Giảm tình trạng stress do oxy hóa

       Bạn đang sống trong tình trạng bị stress và mệt mỏi hàng ngày, điều này sẽ khiến lượng gốc tự do trong cơ thể tăng cao có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa cao có khả năng đẩy lùi các gốc tự do kể trên, giúp cơ thể không bị mệt mỏi. Dopamine trong lá tía tô có thể cải thiện tâm trạng tốt hơn.

  • Ngăn ngừa sâu răng

       Một tác dụng nữa của lá tía tô không nên bỏ qua chính là khả năng ngăn ngừa sâu răng thường gặp ở người. Tía tô có chứa chất Luteolin có tác dụng kháng viêm và giảm tình trạng sâu răng đáng kể. Các loại vi khuẩn gây hại trong miệng sẽ được loại bỏ.

rau tia to 2.png

Hàm răng khỏe mạnh hơn nhờ tía tô

  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

       Lá tía tô có chứa rất nhiều chất chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.

  • Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày

       Tác dụng của lá tía tô này được đánh giá rất cao và được nhiều người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid, axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.

  • Giảm đau khớp do viêm

       Trong lá tía tô có chứa một vài loại axit béo vô cùng có lợi. Chúng giúp cho khớp không bị sưng, đau do viêm, tăng cường tiết dịch bôi trơn các khớp. Từ đó tình trạng đau khớp do viêm được giảm thiểu.

  • Điều trị hen suyễn, ho, khó thở

       Các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.

  • Chống nhiễm trùng do vi khuẩn

       Tác dụng của lá tía tô trong chống lại vi khuẩn cũng được đánh giá rất cao. Hàm lượng axit rosmarinic trong lá tía tô giúp ngăn ngừa dị ứng, nổi mẩn ngứa ở cơ thể, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. 

  • Giảm thiểu tình trạng dị ứng

       Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng Histamin, là chất sẽ tăng vọt khi quá trình dị ứng ở cơ thể xảy ra, gây ra mẩn ngứa, mề đay khó chịu cho cơ thể.

rau tia to 3.png

Tía tô giúp giảm đi Histamin khi bị dị ứng

  • Giúp hạ sốt, giảm cảm cúm hiệu quả

Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.

  • Tác dụng của lá tía tô trong phòng ngừa các bệnh xương khớp

Trong lá tía tô có đến 5 chất có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của axit uric, là tác nhân quan trọng gây ra bệnh gout, bệnh xương khớp thường gặp ở người. Nồng độ gốc oxalate trong cơ thể sẽ được giảm đáng kể chỉ sau một thời gian sử dụng lá tía tô. Ngoài ra, lượng canxi cao và các khoáng chất trong tía tô sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

  • Hỗ trợ quá trình giảm cân ở phụ nữ

Trong chiết xuất từ lá tía tô có chứa hoạt chất Alpha-Linolenic có khả năng loại bỏ các chất béo không bão hòa, cholesterol thừa gây tích tụ mỡ dưới da ở phụ nữ. Từ đó giúp ích cho quá trình giảm cân và làm đẹp hiệu quả hơn.

  • Ngăn ngừa nguy cơ lão hóa, làm trắng da

Đây là tác dụng của lá tía tô với da mà các chị em vô cùng thích thú. Với các hoạt chất chống oxy hóa cao, lá tía tô có thể giúp làn da của phụ nữ không còn xuất hiện nếp nhăn, trẻ hóa các tế bào da, giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.

  • Tác dụng của lá tía tô trị nám da

Nám da là tình trạng da bị đổi màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu, ổn định nội tiết tố của cơ thể.

  • Tác dụng phụ và lưu ý khi dùng

Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

- Bà bầu sử dụng lá tía tô với các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.

- Lá tía tô không nên sử dụng với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

- Uống quá nhiều nước ép từ tía tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.

  • NẤM RƠM

Nấm rơm là một loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam, loại nấm này có hương vị thơm ngon và dễ chế biến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài hương vị thơm ngon thì nấm rơm cũng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt trong hỗ trợ điều trị bệnh.

 

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm.

Nấm rơm thuộc họ nấm Pluteaceae, có tên khoa học Volvariella volvacea. Loại nấm này có thể phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng ẩm như vùng ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Một số tên gọi khác của nấm rơm là nấm cỏ, nấm rơm lúa, nấm ngọc cẩu, nấm phụ tử hay nấm Trung Quốc.

Nấm là loại thực vật kỵ khí, mọc thành từng cụm. Mỗi cây có kích thước bằng ngón tay cái và phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 28-35 độ C.

Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam (thuộc Bộ Y tế), thành phần dinh dưỡng trong 100g nấm bao gồm:

  • Năng lượng: 57 calo.

  • Nước: 87,9g.

  • Protein: 3.6g

  • Glucid: 3.4g

  • Chất béo: 3.2g

  • Chất xơ: 1.1g

  • Đường: 0g

  • Vitamin: Vitamin C (2mg), Vitamin B2 (0.33mg), Vitamin B1 (0.12mg), Vitamin PP (9.1mg),…

  • Khoáng chất: Sắt (1.20mg), Canxi (28mg), Phospho (80mg),…

nam rom.png

Nấm rơm mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Ăn nấm rơm có tốt không ?

Nấm rơm là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng tốt giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Nấm đặc biệt có hiệu quả với các bệnh nội tiết chuyển hóa như rối loạn lipid máu, đái tháo đườnghuyết áp cao và xơ vữa động mạch.

Tác dụng của nấm rơm

       Ăn nấm rơm giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch

      Hàm lượng vitamin trong nấm rơm giúp ích cho các hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại nấm này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp các vết thương, vết loét nhanh hồi phục hơn.

  • Tốt cho hệ tim mạch

       Kali và đồng là hai khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tim mạch. Kali đảm bảo cho mạch máu hoạt động ổn định, trong khi đồng có đặc tính chống vi khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, ăn nhiều nấm rơm cũng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể nhờ vào hàm lượng chất đạm cao. Khoáng chất trong nấm rơm giúp duy trì sức khỏe tim mạch .

  • Phòng ngừa ung thư

       Nấm rơm có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. CLA (Axit-linoleic liên hợp) trong nấm điều chỉnh tác động của hormone estrogen, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

       Ngoài ra, hợp chất beta-glucans có trong nấm làm ức chế sự phát triển của các tế bào Ung thư tuyến tiền liệt và hàm lượng Selen làm ức chế và giảm số lượng tế bào ung thư.

  • Tốt cho người bị tiểu đường

       Insulin tự nhiên, chất béo và carbohydrate có trong nấm rơm rất tốt cho người bệnh bị đái tháo đường. Ngoài ra, loại nấm này còn giúp cải thiện chức năng của các cơ quan quan trọng như gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, từ đó tạo insulin với lượng phù hợp.

  • Bổ sung protein

       Cơ thể cần chất đạm để thúc đẩy quá trình tăng trưởng, duy trì mô và hỗ trợ các chức năng quan trọng. Trong khi đó, nấm rơm có hàm lượng chất đạm khá cao. Thường xuyên ăn loại nấm này sẽ có lợi trong quá trình phát triển cơ thể.

  • Giúp xương chắc khỏe

       Canxi và vitamin D đều là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Bổ sung nấm rơm vào khẩu phần ăn giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa các bệnh xương khớp.

Các bài thuốc Đông y từ nấm rơm

Những bài thuốc từ nấm rơm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là cách thực hiện một số bài thuốc phổ biến:

  • Tăng cường sức khỏe: Sử dụng 200g nấm và 7 quả táo để nấu canh, ăn canh này từ 2-3 lần/tuần.

  • Hỗ trợ chữa Bệnh gan nhiễm mỡ: Lấy 100g nấm rơm xào với 5 quả trứng chim cút. Ăn món này vào buổi tối trong vòng 15 ngày.

  • Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ: Cho 150g nấm tươi và trứng chim bồ câu, sau đó chế biến thành món xào hoặc nấu canh, ăn trong vòng 3 tháng.

  • Chữa loét miệng: Lấy 60g nấm rơm tươi và 60g nấm đầu khỉ. Rửa sạch rồi xào chung để ăn. Ăn trong khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày để có kết quả tốt nhất.

  • Hỗ trợ chữa bệnh ung thư: Dùng 100g nấm rơm với 50g đậu phụ để nấu canh dùng trong các bữa cơm. Canh dùng cho những bệnh nhân đang chữa trị ung thư bằng phương pháp xạ trị và hóa chất.

  • Hỗ trợ chứng xuất tinh sớm: Dùng 100g nấm, 50g tôm và 30g rau dền để nấu canh hoặc xào. Ăn món này từ 10 đến 15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác hại của nấm rơm

Mặc dù nấm rơm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ từ nhẹ cho đến nguy hiểm. Người ăn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Ăn quá nhiều nấm rơm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng nhẹ, đau quặn phần bụng hoặc tiêu chảy.

  • Dị ứng: Một số người bị dị ứng với nấm gặp phải các triệu chứng như nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, ho, sưng lưỡi, sưng họng hoặc sưng môi, lên cơn hen suyễn, thanh quản bị co thắt, ngất xỉu, huyết áp giảm đột ngột.

  • Nhiễm asen: Nấm rơm thường được trồng trên rơm tự nhiên nên môi trường này có thể chứa nhiều asen kim loại. Việc ăn loại nấm này có thể nhiễm asen – một chất độc hại cho sức khỏe. Người Dị ứng nấm rơm có thể bị nổi mề đay

 

Ngoài ra, những ai không nên ăn nấm rơm ?

Theo y học cổ truyền, nấm rơm có vị ngọt, tính mát, nên khi dùng nhiều trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu. Những người có đường ruột yếu, hay bị đầy bụng, chậm tiêu thì không nên ăn.

Lưu ý khi ăn nấm rơm

  • Chọn mua nấm tươi chưa nở hết, có mũ tròn, khi bóp nhẹ thì vẫn còn cứng, không bị mềm nhũn.

  • Sau khi mua nấm về, cần cạo sạch bụi bẩn, cắt bỏ gốc và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Rửa nấm lại 2 lần với nước sạch.

  • Khi chọn mua nấm khô, hãy quan sát màu sắc, hình dạng, mùi của nấm để đảm bảo chọn được loại ngon và còn mới. Tránh mua nấm đã bị mốc hoặc thời hạn quá lâu.

  • Trước khi chế biến nấm khô, hãy ngâm với dung dịch nước muối pha loãng rồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch để ráo.

  • Không nên rửa nấm tươi quá kỹ trước khi chế biến để giữ nguyên các dưỡng chất của nấm.

  • Không nấu trong nồi nhôm để tránh nấm chuyển sang màu đen.

  • Không nên kết hợp cùng thực phẩm có tính hàn để tránh bị đau bụng hoặc khó tiêu.

  • Không uống rượu cùng lúc khi ăn nấm bởi vì điều này có thể gây ngộ độc kèm các triệu chứng co giật kéo dài, nôn mửa.

  • Bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C. Nấm để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 2 đến 3 ngày và nên hút chân không trước khi bỏ vào tủ lạnh để không làm mất dưỡng chất.

  • CÂY XUYẾN CHI (thuộc họ nhà Cúc)

Cây xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa, là một loài thực vật có hoa chi Bidens, họ Cúc. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và lan rộng khắp thế giới. Hoa xuyến chi có cánh màu trắng, nhụy hoa màu vàng, chúng nở hoa quanh năm nhưng nhiều nhất là vào cuối xuân và đầu hè.

Xuyến chi được xem là một loại dược liệu có nhiều thành phần có ích như flavonoid, terpenoid, polyynes và porphyrin. Hầu hết các flavonoid chiết xuất từ thực vật thường có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ung thư, kháng viêm và chống oxy hóa,...

cay xuyen chi.png

Cây hoa xuyến chi

Có đặc tính chống viêm cao.

Ngoài tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra. Các flavonoid, đặc biệt là quercetin đã được nghiên cứu có thể ngăn chặn được các yếu tố gây viêm và được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các thuốc điều trị bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, gout,...

Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc từ cây xuyến chi còn mang lại hiệu quả vượt trội ở những bệnh nhân lở loét, vết thương lâu ngày khó lành do bệnh lý tiểu đường. Chúng giúp kháng viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm nguy cơ cắt cụt, đoạn chi.

cay xuyen chi2.png

Cây xuyến chi mang lại hiệu quả chống viêm tốt, nhất là ở bệnh nhân gout

Công dụng tuyệt vời của xuyến chi

Theo đông y, xuyến chi có vị đắng, ngọt nhạt, hơi cay,tính hàn giúp thanh nhiêt, giải độc, sát trùng. Còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da do mẫn ngứa, mẫn đỏ, chữa viêm họng, viêm ruột, viêm thận cấp, mày đay.
Do chứa những thành phần hóa học: acetone 2,8%, methanol 8,6%, acetone 2,5% nên hoa xuyến chi được dùng để chữa ho và giảm đau.

Ngoài ra còn chứa rất nhiều thành phần hoá học khác tốt cho sức khỏe như nước 9,8%, magie 2,3%, mangan 2,2%, phot pho 1,6%, crom 1,2%, canxi 1,1%, kẽm 0,03%, sắt 0,02%.

Tác dụng chữa bênh của Hoa xuyến chi

1. Bệnh đường ruột

Cách dùng: Chặt cả cây thành đoạn ngắn rồi phơi khô. Dùng đun nước uống thay trà

2. Chữa trẻ bị sốt cao

Cách dùng: 20g lá và hoa xuyến chi, sài đất 20g, giã nát lọc lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày, bã thuốc đắp vào gam bàn chân cho trẻ.

3. Chữa đau lưng do làm quá sức

Cách dùng: 150g xuyến chi, 250g đại táo, cho thêm đường đỏ và chút rượu trắng, đun lửa nhỏ cho táo nhừ, chắt lấy nước uống 4-5 lần trong ngày. Liêu trình 10 ngày.

4. Chữa rắn cắn, mày đay, lỡ loét

Cách dùng: Giã nát 10g xuyến chi tươi và đắp vào vết thương. Đối với rắn cắn, còn có thể thực hiện như sau: sắc lấy nước 90g xuyến chi tươi chia thành 3 lần uống trong ngày cũng đồng thời giã nhuyễn hỗn hợp gồm 60g xuyến chi tươi và 60g cải tía rừng, đắp lên chỗ bị rắn cắn.

5. Mẫn ngứa do dị ứng thời tiết

Cách dùng: Cho 200g xuyên chi cùng với 4-5 lít để tắm, dùng bã trà xát lên người để hiệu quả hơn. Sau 1-2 lần tắm sẽ có kết quả.

6. Chữa đau mắt đỏ

Cách dùng: Lá xuyến chi tươi giã nát rồi đắp lên mi mắt bị đau.

7. Giảm đau nhức răng, viêm lợi

Cách dùng: Giã nhuyễn lá và hoa xuyến chi đã rửa sạch cùng chút muối hột, vo thành viên nhỏ rồi đặt vào chỗ đau. Hoặc cũng có thể ngâm qua đêm 15g hoa xuyến chi với 200ml rượu, ngậm 2 lần trong ngày.

8. Chữa cảm tích ở trẻ nhỏ

Cách dùng: 15g lá cây xuyến chi và 60g gan lợn. Xếp lá cây đã rửa sạch xuống đáy nồi, đổ nước, và đặt gan lên trên,hấp chín. Chia thành 2 lần ăn trong ngày, ăn liên tục trong 5-7 ngày.

9. Điều trị chấn thương phần mềm, tụ máu

Cách dùng: Lấy 15g là và hoa cây xuyến chi, với 15g lá cây đại, giã nát, cho vào bang gạc đắp lên vết thương, thực hiện ngày 1-3 lần cho đến khi máu tụ tan, hết đau thì ngừng đắp.

10. Viêm thận cấp tính

Cách dùng: Sắc lấy nước 15g đọt non xuyến chi thái nhỏ, sau đó đập 1 quả trứng gà vào nước, thêm một ít dầu vừng rồi nâu chín, ăn 1 lần trong ngày.

11. Trị chấn thương do bị đánh, bị ngã

Cách dùng: Đun lấy nước 60g xuyến chi, hòa 30ml rượu vang, uống lúc nóng,chia ngày 2 lần uống.

12. Viêm gan vi rút

Cách làm : 20g lá và hoa xuyến chi, 20g chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), 15g bồ bồ, 15g cam thảo đất,12g hạt dành dành, sắc lấy nước mỗi ngày 1 thang.

13. Viêm gan vàng da do thấp nhiệt

Cách làm: Sắc lấy nước 30-60g xuyến chi, hoặc cho thêm vào 30-60g đại táo. Ngày 1 thang.

14. Trị chứng đau nửa đầu

Cách làm:30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu, và 3 quả đại táo. Sắc lấy nước uống ngày lần.

15. Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết

Cách làm: Sắc lấy nước uống từ 30-60g xuyến chi.

16. Dạ dày bị trướng đau

Cách làm: Hầm chín 45g xuyến chi với 100g thịt lợn, cho chút gia vị và rượu vào hầm cùng, ăn trước bữa ăn.

17. Chữa lỵ do nhiễm khuẩn

Cách làm: Cho 100g đọt non xuyến chi đun lấy nước. Nếu bị xích lỵ (phân lẫn máu) thì cho vào nước ít đường trắng.Nếu bạch lỵ (phân chỉ có chất nhầy) thì cho đường đỏ.Chia thành 3 lần uống trong ngày.Liệu trình 3 ngày.

18. Viêm họng, viêm thanh quản do nhiễm lạnh

Cách làm: 15g xuyến chi, 15g sài đất, 15g kim ngân hoa, 15g cam thảo đất, 15g lá hung chanh. Rửa sạch tất cả và đổ vào 750ml nước sắc nhỏ lửa, cho đến khi 300ml. Chia 300ml thành 3 lần uống trong ngày. Liệu trình 7 ngày, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

19. Đau lưng do thận hư

Cách làm: 60g xuyến chi, 30g hồng táo. Đun lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

20. Chữa viêm ruột thừa

Cách làm: Sắc lấy nước 60g xuyến chi, thêm vào 60ml mật ong. Chia thành 2 lầ uống trong ngày.

21. Trị đau nhức do phong thấp

Cách làm: 30-60g hoa xuyến chi, rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần. Hoặc cho thêm 30g xú ngô đồng sắc cùng 30-60g xuyến chi lấy nước uống. Liệu trình 10-15 ngày.

Ngoài những bài thuốc trên, người dân còn dùng loại đọt non của cây này để luộc, xào, nhúng dấm... ăn giúp thanh nhiệt. Họ còn dùng hoa xuyến chi giã nát, ngâm nước cho đặc cũng giết được nhiều bọ gậy

Một điều rất đặc biệt của loài hoa này là thu hút rất nhiều côn trùng vì mật hoa rất thơm. Mật ong từ hoa xuyến chi được khách hàng khá ưa chuộng, vì mật ong này có độ trong suốt cao, là loại mật ong sạch vì là hoa cỏ tư nhiên không dính thuốc trừ sâu, hóa chất.

Những lưu ý về cây hoa xuyến chi cần biết;

Cây xuyến chi có tính hút độc rất mạnh nên những cây hoa xuyến chi được thu hái ở khu công nghiệp, nơi nhiều khói bụi sẽ có hàm lượng kim loại nặng và độc tố có trong dịch chiết rất cao. Do đó nếu vô tình dùng phải loại cây này, bệnh không những không thuyên giảm mà còn vô tình mang chất độc vô người. Vì vậy, khi dùng cây xuyến chi như một cây thuốc chữa bệnh, cây phải được thu hái ở trên núi cao, nơi có không khí trong lành và không bị ô nhiễm mới có thể đảm bảo chất lượng của cây.

Do cơ địa mỗi người khác nhau, nên tác dụng của thuốc đối với mỗi người đôi khi cần phai gia giảm thêm sao cho phù hợp, vì thế khi áp dụng các bài thuốc trên cần được bắt mạch , có chuẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Trà từ hoa xuyến chi

  • CÂY NHỌ NỒI

Nhọ nồi còn được biết đến với các tên gọi như: hạ liên thảo, cỏ mực; là cây họ cúc, có nhiều nhánh ở thân, mọc thẳng hoặc đối, có lông. Loài cây này thường mọc ở nơi có điều kiện thoát nước kém, bùn lầy, mương, sông,... 

Hoa nhọ nồi nhỏ, màu trắng, thường mọc ở đầu cành

Lá cây nhọ nồi tương đối nhỏ, rộng 1 - 3cm, dài 2 - 10cm, thô ráp, mọc đối, hình trứng thuôn hoặc hình mác. Đỉnh lá thường nhọn, hơi có răng cưa ở mép lá, hầu như không có cuống. Mặt phía dưới lá đôi khi phủ lớp lông tơ mịn, nổi rõ gân.

Hoa cây nhọ nồi màu trắng, hình ống, không có cuống, đường kính khoảng 1cm, dài 1.5 - 2mm. Nhị hoa dạng sợi xếp rời, bao phấn tạo thành ống bao lấy nhụy. Quả nhọ nồi màu đen hoặc nâu nhạt, rộng 0.9mm, dài 2 - 3mm. Đỉnh quả có lông ngắn màu trắng.

cay nho noi.png

Hoa nhọ nồi nhỏ, màu trắng, thường mọc ở đầu cành

Cây nhọ nồi có tác dụng gì cho sức khỏe ?

1. Tốt cho chức năng gan

Y học cổ truyền Ấn Độ đã ghi nhận những công dụng của cây cỏ mực đối với gan dựa trên sự có mặt của hàm lượng flavonoid cao cùng nhiều hoạt chất sinh học khác, nhất là wedelolactone giúp tăng cường chức năng gan, điều trị vàng da do viêm gan.

Đã có nghiên cứu trên chuột cho thấy chức năng gan được bảo vệ tốt khi dùng nhọ nồi. Những con chuột này đã được tiêm chất độc CCl4 cho gan và uống dịch chiết từ cây nhọ nồi. Kết quả thu được là nhóm chuột không dùng dịch chiết nhọ nồi có tỷ lệ tử vong 77% còn nhóm dùng dịch chiết tỷ lệ này chỉ 22%.

Năm 2015, nghiên cứu từ thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy dịch chiết ethanol trong cây nhọ nồi làm tăng trọng lượng gan, cải thiện hoạt động của các enzyme chống oxy hóa có trong gan. Trên phương diện này, cây nhọ nồi có tác dụng gì đó là khả năng tái tạo tế bào và bảo vệ gan trước độc tính của bia rượu, thực phẩm.

Cây nhọ nồi có thể dùng để điều trị một số bệnh lý về gan

2. Kháng khuẩn

Y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á đã dùng cây nhọ nồi để chữa tưa lưỡi ở trẻ em, chữa mụn đầu đinh, viêm đường tiết niệu. Năm 2011, đã có nghiên cứu khoa học về tác dụng kháng khuẩn của cây nhọ nồi và nhận ra rằng nó có thể chống lại 9 loại vi khuẩn như: E.coli, tụ cầu khuẩn vàng,...

3. Giảm đau

Các bài thuốc y học cổ truyền Ấn Độ dùng cây nhọ nồi để chữa đau lưng, viêm nha chu, làm lành vết thương,... Cũng đã có thí nghiệm giảm đau tiến hành trên chuột và thấy rằng cây nhọ nồi cho hiệu quả giảm đau tương đương với thuốc aspirin, codein.

Để giải thích cây nhọ nồi có tác dụng gì trong việc giảm đau có thể hiểu như sau: alkaloid và ethanol trong cây nhọ nồi mang lại hiệu quả giảm đau. Vì thế, trong một số trường hợp bị suy thận, suy gan, bệnh dạ dày tá tràng,... có thể dùng cây nhọ nồi thay cho dùng thuốc giảm đau.

4. Chữa rối loạn tiêu hóa

Y học cổ truyền Ấn Độ có bài thuốc ăn cây nhọ nồi tươi để chữa bệnh khó chịu ở dạ dày. Dược liệu này cũng được dùng để chữa khó tiêu, táo bón, đem lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa.

Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất đóng vai trò trung hòa axit dạ dày, cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày hành tá tràng như nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,...

Giải thích cây nhọ nồi có tác dụng gì với hệ tiêu hóa có thể căn cứ trên các hoạt chất mà dược liệu này sở hữu:

- Tanin: tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn và axit dịch vị.

- Vitamin K: làm liền nhanh vết loét dạ dày, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết và cải thiện cơn đau dạ dày.

- Flavonozit và Carotene: trung hòa để làm giảm các triệu chứng dư axit dạ dày như: nóng rát thượng vị, ợ chua, viêm loét dạ dày,...

5. Chữa viêm đường hô hấp

Thành phần kháng viêm, tan đờm trong cây nhọ nồi có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh gây ho, nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh cúm. Tuy nhiên, hiệu quả chữa trị viêm đường hô hấp của cây nhọ nồi chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa suy hô hấp hay khó thở.

Việc điều trị viêm đường hô hấp bằng cây nhọ nồi nếu sau 2 tuần không cải thiện thì cần đến khám để được điều trị tích cực từ bác sĩ chuyên khoa.

cay nho noi2.png

Các triệu chứng viêm đường hô hấp có thể cải thiện khi dùng cây nhọ nồi để chữa bệnh

6. Chữa nhiễm trùng bàng quang

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli. Cây nhọ nồi có thể tiêu diệt vi khuẩn này, giúp kháng viêm, cầm máu, lợi tiểu, giảm đau nên có thể dùng để chữa bệnh nhiễm trùng bàng quang.

7. Chống ung thư

Năm 2011, một nghiên cứu ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng cây nhọ nồi có thể ngăn chặn và tiêu diệt sự sinh sản của tế bào ung thư, nhất là ung thư gan. Cũng đã có tài liệu cho thấy cây nhọ nồi có hoạt chất gây mất kết nối phân đoạn DNA để loại bỏ tế bào ung thư, giảm thiểu tác động tiêu cực của tế bào ung thư đến các tế bào lành tính.

8. Cầm máu

Y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam có bài thuốc chữa các chứng bệnh xuất huyết như: tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, chảy máu cam, rong huyết, băng huyết sau sinh, ho ra máu. Căn cứ cho bài thuốc này chính là khả năng cầm máu của cây nhọ nồi.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

Để quá trình sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi mang lại hiệu quả thì người bệnh nên chú ý:

- Sử dụng liều lượng thuốc phù hợp với từng bài thuốc.

- Không sắc thuốc bằng vật dụng được làm từ chất liệu kim loại, tốt nhất nên dùng nồi sứ, nồi đất.

- Hoạt chất có trong cây nhọ nồi có thể tương tác với một số loại thuốc Tây nên cần thận trọng khi sử dụng.

Nhìn chung, muốn dùng dược liệu cây nhọ nồi chữa đúng bệnh, không xảy ra tương tác thuốc và đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên thăm khám bởi thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn để được chỉ định cách dùng, liều lượng và thời gian điều trị phù hợp.

  • CÂY LẠC TIÊN

Cây lạc tiên hay còn được gọi là dây nhãn lồng, được biết đến với nhiều tác dụng trong việc nâng cao sức khỏe con người. Tuy đây là loại cây phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng như thế nào là đúng. Do đó, thông qua bài viết dưới đây, Pharmacity sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về loại cây thuốc quý.

Cây lạc tiên là gì?

Cây lạc tiên thuộc họ chùm gửi với số lượng lên tới gần 500 loài. Thông thường, các loại cây thuộc chi này đều là thân dạng dây leo, một số khác là thân thảo hay cây bụi. Bên cạnh đó, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, trong đó có cả Việt Nam.

Đối với đặc điểm bên ngoài, lạc tiên có đốt với lông, lá màu xanh sẫm, dáng phình to ở đuôi và nhọn dần về phía đầu. Về kẽ lá chính là nơi của những bông hoa mọc ra, với cánh hoa màu trắng tuy nhiên gần về nhụy thì lại có màu tím nhạt và tua lông xung quanh. Quả của cây lạc tiên có hình tròn, khi còn non thì mang màu xanh và chuyển vàng khi chín. Bên trong quả gồm có dịch quả và nhiều hạt nhỏ.

Cây lạc tiên có tác dụng gì?

Cây lạc tiên có tác dụng gì? Chi lạc tiên được biết đến và sử dụng như một loại dược liệu ở cả hai trạng thái là khô và tươi. Đặc biệt, đối với loại tươi thì sau khi thu hái đã có thể sử dụng ngay, nhưng không thể bảo quản được lâu. Ngược lại, dạng khô sẽ được bảo quản lâu hơn và dễ vận chuyển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu thì dù ở loại khô hay tươi thì lợi ích từ chúng vẫn không bị thay đổi.

Chi tiết hơn, các thành phần có lợi có trong loại cây này có thể kể đến như chất dẫn xuất harmin, harman… của alkaloid, saponin và saponaretin cùng với một số loại khác chất và vitamin khác. Do đó, chi lạc tiên sẽ giúp chúng ta:

  • Cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ: Nhờ vào thành phần alcaloid có trong chi lạc tiên sẽ giúp ức chế các hoạt động từ cafein. Từ đó thần kinh sẽ được thư giãn, giảm stress và an thần. Đặc biệt đối với người bị mất ngủ lâu ngày thì chi lạc tiên còn hỗ trợ giấc ngủ được sâu và ngon hơn.

  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Trong thành phần của lạc tiên có chứa hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp đồng thời bồi bổ sức khỏe cho gan và thận.

  • Điều trị bệnh đau tử cung: Tác dụng của lạc tiên có thể giúp ức chế tốt các cơn co thắt, làm giãn các cơ trơn. Chính vì thế, chúng còn được sử dụng để điều trị bệnh đau tử cung.

  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu: Trong chi lạc tiên có chứa flavonoid giúp cải thiện bệnh huyết áp, từ đó nhịp tim luôn được ở mức ổn định.

  • Thanh nhiệt cơ thể: Bởi loại cây này có vị ngọt nhẹ và tính bình, chính vì thế chúng còn có tác dụng làm thanh nhiệt, giải độc và cực kỳ tốt cho người bị mụn nhọt

Tác dụng phụ của cây lạc tiên

Ngoài việc làm dược liệu, lạc tiên còn được sử dụng để làm các loại đồ uống và thực phẩm. Nhưng bên cạnh lợi ích từ cây lạc tiên thì chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ nếu bạn dùng sai cách, chẳng hạn như:

  • Gây buồn ngủ: Thật vậy, thành phần có trong lạc tiên sẽ làm tăng lượng axit gamma-aminobutyric (GABA) – thuộc loại axit amin hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh gây dễ ngủ. Do đó, nếu bạn dùng lạc tiên thường xuyên sẽ khó có thể kiểm soát được chứng buồn ngủ.

  • Gây co thắt: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc từ cây lạc tiên dễ dẫn đến tình trạng co thắt cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm.

  • Tạo cảm giác hoang mang: Tuy cây lạc tiên chữa mất ngủ, nhưng chúng cũng có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cụ thể là gây nên tình trạng chóng mặt, khó chịu và tạo cảm giác hoang mang cho người tiêu dùng.

Các bài thuốc sử dụng cây lạc tiên để trị bệnh

Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Ngày nay cây lạc tiên không chỉ được sử dụng trực tiếp trong quá trình trị bệnh và việc chiết xuất từ các thành phần có lợi của chúng thành những bài thuốc cũng rất được quan tâm, cụ thể như:

 

Giúp giải nhiệt, mát gan

Cây lạc tiên có tác dụng gì? Nhờ vào công dụng làm thanh lọc cơ thể, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bài thuốc từ loại cây này sẽ giúp chữa giải nhiệt, mát gan.

Nguyên liệu bao gồm:

  • 500gr quả lạc tiên

  • 250gr đường trắng

  • 1 lít nước đun sôi

Cách làm:

  • Bước 1: Hòa trộn 500gr lạc tiên cùng với nước sôi và thêm 250gr đường vào.

  • Bước 2: Đợi khi nước nguội thì bạn đã có thể dùng. Lưu ý nên uống mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi rõ nhất.

 

Trị đau nhức khớp

Nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh đau nhức khớp, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ chi lạc tiên theo công thức dưới đây.

Nguyên liệu bao gồm:

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và mang đi phơi khô.

  • Bước 2: Sau khi khô, bạn sẽ tiến hành làm sao vàng hạ thổ (tức là rang thảo dược đến khi chúng chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì đem đổ xuống nền đất để phơi) trong vòng 1 tháng.

  • Bước 3: Sau khi kết thúc 1 tháng, mang hỗn hợp này ra tán nhỏ thành dạng bột mịn.

  • Bước 4: Khi sử dụng thì múc ra 3 thìa cà phê hòa cùng 100ml nước nóng để giúp phát huy hiệu quả hơn.

 

Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp

Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Không những có tác dụng làm cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, lạc tiên còn giúp cải thiện bệnh hạ huyết áp một cách hiệu quả.

Nguyên liệu bao gồm:

  • 0,5kg lạc tiên

  • 0,3kg hoa thiên lý

  • 0,1kg lá khổ qua non

  • 50gr đậu xanh

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đem hỗn hợp mang đi sao vàng hạ thổ.

  • Bước 2: Sau đó, tán hỗn hợp thành dạng bột mịn.

  • Bước 3: Trộn hỗn hợp dạng bột với 50gr đậu xanh đã được rang chín và tiếp tục tán thành bột.

  • Bước 4: Khi sử dụng thì múc ra 3 thìa cà phê hòa cùng với 100ml nước sôi.

 

Chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh

Với tác dụng giúp chữa mất ngủ, vì thế mà chi lạc tiên đã được sử dụng để làm thành bài thuốc trị bệnh suy nhược thần kinh được rất nhiều người tin dùng. Dưới đây là hai công thức mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp cải thiện tình trạng trên nhé!

  • Dùng để nấu canh: Đơn giản với việc bạn hái những ngọn lạc tiên tươi, rửa sạch và đem ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Sau đó, dùng lạc tiên để nấu canh như các loại rau khác.

  • Dùng lạc tiên tươi hay khô để sắc lấy nước uống: Sử dụng từ 8 – 16gram để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, nhằm làm tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp cùng với lá dâu, tâm sen nấu cùng với cây lạc tiên.

Điều trị căng thẳng

Bài thuốc từ cây lạc tiên cũng có khả năng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt, đối với người thường xuyên làm việc quá sức, dễ áp lực thì có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng trên.

Nguyên liệu bao gồm:

  • 2 – 3 nắm lá lạc tiên tươi

  • 250gr râu bắp

  • 500ml nước

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đem lạc tiên tươi đi phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ.

  • Bước 2: Cho lạc tiên cùng râu bắp vào nồi đất, nấu cùng với 500ml nước và ¼ muỗng muối hạt.

  • Bước 3: Vặn nhỏ lửa cho tới khi hỗn hợp chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp.

  • Bước 4: Đợi nguội và bạn đã có thể sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên dùng hỗn hợp này với tần suất 2 lần vào buổi trưa và tối nhằm giúp việc cải thiện tình trạng căng thẳng được hiệu quả hơn.

 

Chữa viêm da hay ngứa, ghẻ

Đặc biệt với những trường hợp bị viêm da nhẹ hay ngứa ghẻ nếu để quá lâu sẽ dễ gây nhiễm trùng da. Vậy nên, để tạm biệt những nốt ghẻ khó chịu cùng với tình trạng viêm da được cải thiện, bạn nên áp dụng bài thuốc dưới đây.

Nguyên liệu bao gồm:

  • 2 – 3 nắm lá lạc tiên

  • 1 lít nước

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cho lá lạc tiên vào nồi cùng với 1 lít nước.

  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp và lưu ý chỉ nên vặn lửa nhỏ. Đợi thêm 15 phút nhằm giúp các tinh chất của lạc tiên hòa tan hết vào nước.

  • Bước 3: Sau khi sôi, có thể dùng nước này để tắm hoặc dùng bông thấm vào hỗn hợp và chà lên những vùng da bị viêm hay ghẻ ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng cây lạc tiên để chữa bệnh

Mặc dù có rất nhiều công dụng từ loại cây này, vậy liệu “Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không”? Thực tế, không chỉ riêng lạc tiên mà đối với bất kỳ loại dược liệu nào bạn cũng nên dùng theo đúng liều lượng, bởi nếu không sẽ gây phản tác dụng. Vì thế, trước khi dùng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ lựa chọn loại cây khỏe mạnh, không sâu bệnh: Ngoài ra, đối với trường hợp đi mua, bạn nên tìm tới các nhà đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu.

  • Bảo quản kỹ lưỡng: Đối với lạc tiên khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thêm vào đó, khi phát hiện có dấu hiệu nấm mốc, tuyệt đối không được sử dụng bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

  • Duy trì đều đặn liều lượng uống: Đối với việc sử dụng lạc tiên cho quá trình điều trị mất ngủ, bạn nên duy trì liều lượng liên tục từ 7 – 14 ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Một số đối tượng không nên sử dụng: Không sử dụng cây lạc tiên đối với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị huyết áp thấp hay bị suy thận.

  • CÂY CÀ GAI LEO

Cà gai leo hay Cà gai dây có tên khoa học là là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này được trồng rộng rãi ở Việt Nam và các nước lân cận: Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ, thân leo có chiều dài từ 60 - 100 cm. Lá có màu xanh, mọc so le, mặt dưới lá có lông mềm màu trắng, mặt trên lá có gai. Cây ra hoa từ tháng 4 - tháng 9 và kết quả từ tháng 9 - tháng 12.

Cây cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu có đường kính từ 7 - 9 mm. Hạt màu vàng nhạt hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm.

Cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Hiện nay trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan rất tốt.

cay ca gai leo.png

Cà gai leo là một loại thảo dược được trồng rộng rãi tại Việt Nam

Tác dụng của cây cà gai leo đối với sức khoẻ

Cà gai leo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam và thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, sẽ được rửa sạch, thái lát rồi đem phơi khô làm thuốc. Cà gai leo khô có thể sắc nước uống hay nấu thành cao dạng nước,khô, mềm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.

cay ca gai leo2.png

Cà gai leo là vị thuốc quý trong dân gian mang lại nhiều công dụng cho sức khoẻ

  • Chữa ho gà

Cà gai leo là loại dược liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị bệnh ho gà nhờ alkaloid, tinh bột, flavonoid có công dụng kháng khuẩn, chống viêm.

 

Công dụng chữa ho gà của cà gai leo được biết đến rộng rãi trong dân gian

  • Chữa hen suyễn

Trong dân gian, có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Trong đó, nổi bật là cây cà dây leo với công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà dây leo giúp ổn định tế bào mast - tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.

  • Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

Cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan B, nhờ có hoạt chất glycoalcaloid giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng bệnh.

Theo thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, sau khi sử dụng cà gai leo 2 tháng các triệu chứng bệnh như: chán ăn, vàng da, mệt mỏi và men gan được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ vi rút trong máu của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt.

cay ca gai leo3.png

Cà gai leo giúp tăng khả năng miễn dịch hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

  • Làm chậm sự tiến triển xơ gan

Cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm nhờ nhờ hoạt chất glycoalcaloid. Điều này đã được khẳng định qua hai công trình nghiên cứu khoa học 1978 - 2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”

 

Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan

  • Giải độc gan, hạ men gan

Cà gai leo có khả năng hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan do chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.

 

Cà gai leo chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan và hạ men gan

  • Chữa cảm cúm

Cà dây leo giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể dựa vào các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng cà gai leo, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm để mang lại hiệu quả ngay lập tức, giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn thuốc phù hợp.

cay ca gai leo4.png

Cà gai leo giúp tăng khả năHoạt chất alkaloid có trong cà gai leo có công dụng kháng khuẩn giúp điều trị cảm cúmng miễn dịch hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

  • Chống oxy hoá, ức chế sự phát triển ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%.

Bên cạnh đó, dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do vi rút như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. và ức chế gen gây ung thư do vi rút.

 

Cà gai leo có tác dụng chống oxy hoá và ức chế tế bào ung thư do vi rút gây ra

  • Chữa đau nhức xương khớp

Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid nên có độc tính nhẹ.

Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ xương khớp để cải thiện và nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như hạn chế các biến chứng không mong muốn.

  • CÂY LÁ VÔNG

Vông nem (tên khoa học là Folium Erythrina) còn gọi là hải đồng bì hay thích đồng bì, là một loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae), chi Erythrina phân bố từ Đông Á tới châu Phi. Đặc biệt, cây mọc nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines…Còn ở Việt Nam, cây thường mọc thành bụi dọc theo bờ biển, lân cận rừng ngập mặn và rừng thưa. Ở một số nơi, vông nem được trồng làm cây bóng mát, làm hàng rào hoặc ven đường.

Tại một số vùng ở Việt Nam, lá vông nem thường được dùng để gói nem. Cây vông nem cao từ 10 đến 20 mét, thân có gai ngắn, lá dài 10cm đến 15cm, gồm 3 lá chét. Hoa có màu đỏ tươi, quả giáp, dài 15cm đến 30cm.

Cây vông nem thường được trồng làm cây bóng mát

Đặc điểm lá vông nem như thế nào?

Lá của cây vông nem được mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác, với độ dài khoảng 20cm, màu xanh mướt và mép lá còn nguyên. Phần lá chét giữa thường có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hai lá bên. Từ tháng 3 đến tháng 5 sau khi đến mùa thay lá, cây sẽ ra hoa, hoa cây vông nem thường có màu đỏ tươi và mọc thành từng chùm dày rất đẹp. Đây cũng chính là lý do vì sao cây vông nem được người dân trồng rất nhiều trước nhà như một loài cây cảnh.

Tuy ra hoa rất nhiều nhưng cây vông nem lại cho ra trái rất ít, hình dáng quả sẽ giống với hạt đầu, trơn nhẵn và thắt eo giữa các hạt. Môt  Một quả cho từ 4 – 8 hạt và có màu nâu hoặc màu đỏ.

Hoa vông nem có màu đỏ tươi và thường cho từ 4 – 8 hạt

Phân bố, thu hoạch và chế biến lá vông nem

Nhờ sự dễ thích nghi với các môi trường sống mà cây vông nem có mặt hầu hết ở khắp nơi, mọc nhiều nhất ở các nước nhứ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Ở tại Việt Nam, cây được trồng dọc bờ biển, lân cận các khu rừng ngập mặn, rừng thưa và trồng nhiều nơi như một loài cây trang trí. Bên cạnh đó nhiều nơi trồng cây vông nem như cây nọc đề cho dây trầu, hồ tiêu leo bám sống trên thân cây này.

Hầu hết các bộ phận của cây từ vỏ cây, lá cây, hoa, hạt loại cây này đều có những thành phần dưỡng chất nhất định và có ích cho sức khỏe. Chính vì thế đây cũng được xem loại nguyên liệu thuốc Đông Y được sử dụng rộng rãi.

Lá vông nem sẽ được hái vào mùa xuân khoảng vào tháng 4 – 5 khi tiết trời khô ráo, người làm thuốc sẽ chọn những lá bánh tẻ và lá không sâu, cắt bỏ cuống lá. Có thể phơi khô với nắng thật nhanh và hong khô trong bóng râm hoặc dùng khi lá còn tươi đều vẫn giữa được giá trị sức khỏe. Khi sử dụng và chế biến lá vông nem cần lưu ý giữ và bảo quản nơi khô ráo, kín gió để tránh ẩm mốc và hạn chế ánh nắng trực tiếp.

Lá vông nem sau khi đem đi phơi khô

Thành phần dược phẩm của lá vông nem

Trong lá vông nem thành phần hóa học chủ yếu có thể kể đến là Alkaloid và Saponin. Trong đó, hàm lượng Alkaloid trong lá vông nem chỉ chiếm 0.1 – 0.16% và Saponin có chức năng làm giãn đồng tử.

Ngoài ra trong lá vông nem còn có chứa loại Alkaloid có độc Erythrin, loại chất có tác dụng làm giảm hoặc làm mất chức năng hoạt động của thần kinh trung ương, tuy nhiên hàm lượng không cao nên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của các cơ.

Bảy công dụng của lá vông nem đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền thì lá vông nem có các đặc tính như có vị đắng nhẹ, hơi chát và tính bình. Bình thường trong đời sống hàng ngày lá vông nem không chỉ là một bài thuốc mà còn là một món rau ngon xuất hiện nhiều trong bữa cơm của gia đình. Có rất nhiều cách sử dụng lá vông nem để phát huy hết công dụng của loại rau này. Những tác dụng phổ biến mà lá vông nem mang lại có thể kể đến như:

  • An thần chữa bệnh mất ngủ

Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ và Trung Quốc thì là vông nem có tác dụng làm giảm hạn chế sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giảm sự hưng phấn và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ sâu hơn. Nhờ các dược tính có trong lá vông nem giúp thư giãn, giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ sau ngày làm việc, học tập căng thẳng.

Có thể chế biến theo nhiều cách như luộc, xào hoặc nấu cánh tùy theo khẩu vị và sở thích của mọi thành viên trong gia đình. Việc ăn lá vông nem thường xuyên sẽ giúp tinh thần sảng khoái, ngủ ngon và sau khi ngủ dậy cũng không mệt mỏi, khó chịu hay nặng đầu. Bên cạnh sử dụng lá vông nem như một món ăn hàng ngày bạn cũng có thể sắc lá vông nem lấy nước hoặc bào chế cao, rượu hay siro để uống cũng sẽ không làm mất đi giá trị dược liệu.

  • Lá vông nem chữa bệnh trĩ hiệu quả

Có thể nói trĩ là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người trong chúng ta, nó là một nỗi ám ảnh đối với những ai đang mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn bị chịu áp lực lớn trong một thời gian dài hay do bản thân người bệnh ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, tình trạng táo bón kéo dài, đi vê sinh không đúng cách khiến tình trạng bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn và bất tiện cho người bệnh.

Trong y học cổ truyền, nhiều lương y đã biết đến cách sử dụng lá vông nem như một bài thuốc chữa trĩ hiệu quả. Vì trong lá vông nem có chứa các thành phần kháng viêm và giảm các tình trạng sưng tấy, giúp lợi tiểu, giúp giảm đau ở vùng bị trĩ và cải cải thiện tình trạng táo bón.

Người mắc bệnh trĩ có thể chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem theo những cách thức phổ biến sau:

Cách 1: Dùng lá vông nem rửa sạch và hơ qua với lửa nóng, đắp vào hậu môn mỗi ngày để thấy hiệu quả đem lại.

Cách 2: Sử dụng từ 7 – 9 lá vông nem tươi (không quá non cũng không quá già) sau đó rửa sạch và mang đi hấp từ 3 – 4 phút, vớt lá ra để nguội và cho lá hấp vào ngâm với muối pha loãng thêm 3 phút và dùng cối giã nhuyễn. Tiếp đến dùng 30ml giấm thanh đã nấu sôi trước đó cho vào hỗn hợp và trộn đều. Dùng hỗn hợp trên đắp vào hậu môn vào dùng băng gạc cố định, trong quá trình đắp thuốc hạn chế di chuyển, vận động mạnh để cho tác dụng hiệu quả nhất.

Ngoài 2 cách trên bạn cũng có thể dùng thân, rễ, lá của cây vông nem kết hợp với cây thầu dầu sắc thuốc với một lượng nước vừa đủ dùng. Thuốc nấu đến khi nào sắc và đặc sệt lại thì dùng, sử dụng hỗn hợp trên để rửa hậu môn đều đặn trong một thời gian để thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Lá vông giúp tăng sự co bóp của các cơ

Trong cuộc thí nghiệm vào 2001 của các nhà nghiên cứu đã cho thấy khi tiêm 10% nước sắc từ lá vông nem vào cơ thể ếch thì sau 5 phút cơ thể ếch bắt đầu xuất hiện các hiện tượng như cơ chân ếch bắt đầu co cứng và phần cơ trực tràng bắt đầu thắt lại.

Các thành phần của chất Alkaloid chiết xuất từ vỏ cây vông nem có tác dụng làm giảm co thắt và giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy hoặc đau co thắt hoăc đau bụng.

  • Lá vông nem chữa rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt thường có các dấu hiệu như chu kỳ kinh nguyệt không đều thường có thể kéo dài hoặc rút ngắn bất thường kèm theo là lượng máu ra không ổn định. Chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Theo y học cổ truyền, lá vông nem thường có tính vị âm, các hoạt chất giúp làm thông mạch máu, điều hòa chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giúp tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá vông nem sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng đau bụng kinh, đau thắt cổ tử cung…

  • Lá vông nem giúp ức chế một số tụ cầu khuẩn

Đây là một công dụng vô cùng tuyệt vời mà bạn có thể ít biết đến. Các nhà khoa học trước đã thử nghiệm sử dụng một ít nước sắc lá vông nem cho vào tụ cầu vi khuẩn gây các bệnh ngoài da, chỉ sau 3 phút sau khi quan sát thì hầu hết các loại vi khuẩn trong tụ cầu đã bị tiêu diệt gần 90%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt chất có trong lá vông nem như Isoflavone có khả năng chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus và các vi khuẩn gây hại khác. Trong đó 2 họa chất là erycristagallin và orientanol B được cho là có tinh kháng khuẩn mạnh nhất, ngoài ra erycristagallin có khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả bằng cách ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và can thiệp vào quá trình kết hợp của glucose tạo axit hữu cơ gây sâu răng ở người.

Dùng lá vông nem giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

  • Công dụng của lá vông nem giúp giải độc cơ thể

Trong lá vông nem có chứa nhiều hoạt chất erythrin giúp chống lại strychnin – độc tố thường gây ra ngộ độc cấp, đây cũng là chất độc được tìm thấy nhiều trong hạt mã tiền và được ứng dụng trong bào chế ra thuốc diệt chuột ngày nay.

Nếu chẳng may bị ngộ độc chất strychnin này, người bị phải nôn hết ra ngoài để hạn chế độc lay lan sang các vùng khác. Sau đó pha một ly trà lá vông nem và uống để hạn chế độc tố lây lan, sau đó đưa nạn nhân đến trạm xá gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh tác dụng giải độc erythrin trên, lá cây vông nem còn có các tác dụng như trị phong thấp, viêm da, hỗ trợ giảm đau các khớp và bệnh trĩ.

  • Lá vông chữa đau nhức xương khớp do phong thấp

Đau nhức xương khớp là một tình trạng xảy ra phổ biến không chỉ ở người già mà người trẻ cũng thường xuyên bị. Nguyên nhân gây ra đau xương khớp có thể do các bệnh lý như thừa cân, béo phì, do chấn thương bởi các tai nạn hay do lười vận động và mắc các bệnh lý về xương khớp.

Một số lưu ý khi sử dụng lá vông nem tại nhà

Trên đây là những công dụng mà lá vông nem mang lại đối với sức khỏe con người, tuy nhiên người dùng cùng nên lưu ý một số vấn đề như:

Đối tượng sử dụng

  • Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu và thường hay giật mình thức giấc.

  • Người học tập và làm việc mệt mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên.

  • Người bị sa dạ non.

  • Người mắc các bệnh như trĩ, viêm da do cơ địa, viêm đại tràng mãn tính hay đi tiện ra máu và có cảm giác đau rát...

Đối tượng không nên sử dụng lá vông nem

  • Không sử dụng lá vông nem cho người phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

  • Trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng co cơ địa và thể chất non yếu.

  • Người bị dị ứng với các thành phần dược liệu trong lá vông nem, khi sử dụng cần hỏi ý kiến của thầy thuốc.

  • Do là vông nem có tác dụng an thận nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn ngủ và dễ mất tập trung.

  • TÂM SEN

Tâm sen hay còn được gọi là Liên tâm, Liên tử tâm. Tên khoa học là Plumula Nelumbinis. Đây là cây mầm cây được lấy từ chính giữa hạt cây Sen, thuộc họ Sen (Nelumbonaceae) đã phơi hay sấy khô.

Tâm sen có độ dài khoảng 1 cm, rộng khoảng 0,1 cm. Phần trên của nó là chồi mầm màu lục sẫm, gồm 4 lá non gấp vào trong. Phần dưới bao gồm rễ và thân mầm, có hình trụ, màu vàng nhạt. Mặt cắt ngang của nó có nhiều lỗ hổng (khi xem bằng kính lúp).

tam sen.png

Tâm Sen

Tâm sen có chất gì?

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% – 1,06%, như liensinine, isoliensinine, neferine, lotusine, motylcon, paline. Ngoài ra còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).

Theo những nghiên cứu khoa học hiện đại gần đây, hơn 130 hóa chất đã được phân lập và xác định từ Tâm sen. Trong đó bao gồm ancaloid, flavonoid, polysaccharid và dầu dễ bay hơi.

Tác dụng của tâm sen

Tâm sen có lịch sử y học hơn 400 năm. Nó được sử dụng rộng rãi để an thần và thanh nhiệt, làm dịu tâm trí. Nó có tinh chất làm se và cầm máu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, nó còn dùng được dùng để làm thực phẩm bên cạnh việc làm thuốc.

Tâm sen được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu bất sản, mất ngủ, bệnh não và bệnh phụ khoa trong các nghiên cứu lâm sàng. Các tác dụng dược lý được nghiên cứu gần đây của Tâm sen cho thấy nó có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, tổn thương phổi và thận, các hoạt động chống viêm và chống ung thư. Tâm sen cũng được đánh giá bằng các nghiên cứu in vitro và in vivo. Gần đây, các tác dụng của Tâm sen trên các bệnh tim mạch và thần kinh đã được chú ý nghiên cứu.

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, Tâm sen có vị đắng, tính lạnh. Công dụng: Thanh tâm, an thần trừ phiền. Chủ trị: Chữa mất ngủ, trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.

Cách sử dụng Tâm sen

Chế biến Tâm sen như thế nào?

Chế biến Tâm sen:

Lấy quả bể ở những gương sen đã chín già. Loại bỏ vỏ cứng bên ngoài rồi ngâm hoặc ủ cho mềm, bỏ lớp vỏ lụa đỏ, thông lấy tâm sen. Phơi hay sấy nhẹ 40°C đến 50°C đến khô.

Bảo quản Tâm sen rất đơn giản, chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát là được.

Liều dùng Tâm sen

Uống Tâm sen đúng cách với liều từ 2 g đến 5 g, thường phối hợp trong các bài thuốc.

Các bài thuốc từ Tâm sen

1. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Dùng Tâm sen 8 g; Thạch cao 20 g; Sa sâm, Thiên môn, Mạch môn, Hoài sơn, Bạch biển đậu, Ý dĩ, mỗi vị 12 g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

2. Trị chứng hồi hộp, mất ngủ, đau vùng tim (canh hạt sen-tim heo)

Dùng 60 g hạt sen, 1 cái tim heo, Phòng đảng sâm 40 g.

Chế biến: thái mỏng tim heo. Hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong. Dùng rượu rửa sạch Phòng đảng sâm, thái khúc. Cho tất cả vào nồi, thêm 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi. Để sôi trong 10 phút, hạ lửa nhỏ. Nấu tiếp 2 giờ nữa thì dùng được.

3. Uống tâm sen chữa mất ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao

Dùng từ 1,5 – 3 g Tâm sen, pha trà uống.

Kiêng kị khi dùng Tâm sen

Người cơ thể có tính lạnh uống Tâm sen vào ban đầu cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường.

Tâm sen là phần mầm xanh chính giữa của hạt Sen. Tâm sen có công dụng thanh tâm an thần, làm dịu tâm trí. Uống tâm sen chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên người bệnh có cơ thể có tính lạnh thì không nên dùng.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, nếu muốn biết chính xác cách sử dụng Tâm sen để điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu có thể dùng Tâm sen chữa mất ngủ không?

Mẹ bầu có thể dùng Tâm sen để chữa mất ngủ. Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy vào nguyên nhân gây mất ngủ (bụng lớn, đi tiểu nhiều…). Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp phù hợp nhất

  • CÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng vẫn thường được biết đến là loại dây leo sống ký sinh. Tuy nhiên, bạn có biết đó còn là loại dược liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh một cách hiệu quả.

 “vị thuốc quý” mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Dây tơ hồng là gì?

Trong dân gian, dây tơ hồng còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như thỏ ty tử, la ty tử, xích cương, hoàng la tử, kim tuyến thảo, đậu ký sinh…

Dựa theo đặc điểm và màu sắc, loại cây này được chia thành hai loại như sau: 

1.     Dây tơ hồng vàng

Thân sợi, màu vàng, vàng xanh hoặc nâu vàng. Cây hiếm khi ra hoa, không có lá mà chỉ có những vảy nhỏ do lá tiêu biến mà thành. Thân cây vươn dài, bám quấn vào cây chủ. Dọc thân cây có nhiều rễ hút mọc đâm vào thân cây chủ để hút chất dinh dưỡng.

2.     Dây tơ hồng xanh

Loại này cũng thuộc dạng thân sợi nhưng thân cây có màu xanh lục đậm và đường kính to hơn dây tơ hồng vàng. Cây có lá nhỏ nhưng chủ yếu là vảy do lá tiêu biến thành. Hoa dây tơ hồng nhỏ màu trắng, nhiều hoa nhỏ tụ thành 1 hoa lớn có chiều dài từ 1 – 5 cm.

Tác dụng chữa bệnh của dây tơ hồng

Theo y học cổ truyền, dây tơ hồng vàng có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, hạt có tính ôn, vị ngọt, hơi cay. Người ta thường dùng tơ hồng vàng để chữa các bệnh thổ huyết, băng huyết cho phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, đây còn loại dược liệu giúp cải thiện thị lực, giải nhiệt, tiêu trừ độc tố trong cơ thể.

Ngoài ra, tơ hồng vàng còn mang lại tác dụng ích can, bổ thận, thông tiểu, cường dương cho cánh đàn ông. Còn đối với dây tơ hồng xanh, tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt, làm mát, lợi tiểu và kích thích lưu thông khí huyết. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dây tơ hồng mà bạn có thể áp dụng như sau

  • Chữa liệt dương ở nam giới

Đây được coi là vị thuốc tăng cường sinh lực nam rất tốt. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là 60 gam nhục thung dung, 30 gam xà sàng tử, 30 gam tục đoạn, 30 gam ba kích, 30 gam ích trí nhân, 30 gam viễn chí, 30 gam thỏ ty tử, 30 gam ngưu tất, 30 gam phục linh, 30 gam ngũ vị tử, 30 gam sơn thù, 30 gam sơn dược.

Cách thực hiện như sau: Bạn đem tất cả dược liệu trên tán mịn thành bột rồi trộn thêm mật ong vào, vo thành viên. Uống từ 6 – 12 viên cho 1 lần dùng, lưu ý uống khi đói bạn nhé!

  • Chữa tiểu đêm, di tinh

Để chữa đi tiểu nhiều lần, bạn lấy 7g hạt tơ hồng, 4g phúc bồn tử, 6g kim anh tử, 400ml nước. Sau đó bạn sắc lên, khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp và lọc bỏ bã. Bạn chia 2 - 3 lần uống trong ngày. 

  • Chữa kiết lỵ

Với bài thuốc này, bạn cần hái dây tơ hồng vàng có cả nụ và hoa, sau đó thêm vài lát gừng vào sắc uống với liều 30g mỗi ngày. Dùng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm. 

  • Chữa đau lưng mỏi gối do thận yếu

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm 12g hạt tơ hồng, cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g, bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sau đó, bạn sắc uống ngày một thang, sử dụng liên tục trong 10 ngày.

  • Chữa mờ mắt

Nhiều người thường gặp hiện tượng mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ. Trong trường hợp này, bạn có thể lấy 12g hạt tơ hồng, 12g thục can địa hoàng, 12g xa tiền tử sau đó tán mịn thành bột, pha thêm mật ong rồi vo viên. Mỗi lần uống 12g với nước ấm, ngày dùng 2 - 3 lần.

  • Chữa suy nhược thần kinh

Bạn cần chuẩn bị 8g táo nhân, 8g sơn thù, 8g bá tử nhân, 8g quy bản (mai rùa), 12g thục địa, 12g kỷ tử, 12g ngưu tất, 12g thỏ ty tử, 12g lộc giác giao, 12g củ mài. Sau đó, bạn sắc thành thuốc uống, mỗi ngày dùng 1 thang, lưu ý kiên trì sử dụng để cải thiện bệnh tình bạn nhé!

  • Bồi bổ khí huyết

Bạn chuẩn bị 12g đỗ trọng, 12g sa nhân, 12g thục địa, 12g đẳng sâm, 8g hạt dây tơ hồng, 8g long nhãn, 8g bạch truật, 8g viễn chí, 8g củ mài, 4 quả đại táo. Sau đó, bạn cho 400ml nước vào ấm sắc còn 200ml. Mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần dùng 100ml.

  • Trị mụn trên mặt

Bạn lấy hạ t của tơ hồng vàng giã nát rồi ép lấy nước. Dùng nước này bôi lên những vết mụn trên mặt. Thực hiện hàng ngày để sớm cải thiện làn da.

Dây tơ hồng có thể giúp bồi bổ khí huyết, trị chứng mệt mỏi của cơ thể 

Lưu ý khi dùng dây tơ hồng chữa bệnh

Dây tơ hồng mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe nhé!

  • Phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng dây tơ hồng để trị bệnh nhằm tránh gây những ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. 

  • Các trường hợp táo bón, cường dương không nên dùng dây tơ hồng để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn. 

  • Bạn nên kiêng ăn thịt thỏ khi dùng hạt dây tơ hồng vàng để tránh gặp những phản ứng bất lợi cho cơ thể. 

  • Khi dùng dây tơ hồng để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bởi bạn sẽ không biết chắc chắn cơ thể sẽ có phản ứng thuận hay nghịch với những thành phần có trong dây tơ hồng. 

bottom of page